Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

Tiệc nhà hàng tại KS Sheraton | Khoa & Xuân

Bộ ảnh chụp Lễ và Tiệc tại nhà hàng Sheraton Sài Gòn 22/10/2011 | Khoa & Xuân










Khám phá phong tục cưới hỏi độc đáo ở vùng núi Tây Bắc


Ra Tết cũng là mùa cưới hỏi. Nếu trong chuyến du xuân của mình tới vùng cao Tây Bắc, bạn hãy hòa mình vào những đám cưới rất độc đáo của các dân tộc nơi đây.
Miền núi Tây Bắc Việt Nam có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống với bản sắc văn hóa độc đáo luôn hấp dẫn khách du lịch. Một trong những nét văn hóa độc đáo đó là tục cưới hỏi của các dân tộc ở nơi đây.
1. Tổ chức đám cưới 2 lần
Người Hà Nhì sinh sống ở vùng đất giáp ranh Lai Châu và Lào Cai. Trai gái dân tộc này có phong tục trùm kín chăn khi hát giao duyên tình tự với nhau mỗi khi trong bản có lễ hội. Trùm chung chăn kín nhưng họ vẫn giữ được ranh giới nhất định, bởi vì luật tục của người Hà Nhì rất khắt khe với những cô gái chưa chồng.
1297575211.3437.jpg
Cô gái Hà Nhì
Thanh niên Hà Nhì được tự do kết hôn, nếu bạn gái yêu mình thì chàng trai dẫn về nhà, thưa chuyện với cha mẹ xin cưới làm vợ. Cả nhà đồng ý thì làm lễ trước bàn thờ "kính cáo" với tổ tiên gia đình mình có cô con dâu mới, sau đó nhà chú rể làm cỗ mời cả họ hàng và dân bản tới cùng vui.
1297575213.6353.jpg
Nếu có điều kiện thì nhà trai mang lễ sang nhà cô dâu, gồm:  mấy đồng bạc trắng (nhiều năm gần đây là tiền mặt), một con lợn khoảng 50 kg, 50 lít rượu trắng, đôi gà sống cùng xôi nếp và trứng chia đều làm hai gói...
Ðây là lần cưới đầu tiên của chàng trai. Người vợ từ đó trở đi phải mang họ nhà chồng. Khi có con hoặc kinh tế gia đình khá giả thì người chồng phải tổ chức đám cưới lần thứ hai... với chính vợ mình.
2. Sau hai lần ăn hỏi... mới được kết hôn
Ðó là phong tục đối với người con trai dân tộc Dao Ðỏ. Sau khi để ý từ phiên chợ hay lễ hội của bản làng, nếu thích cô gái nào thì chàng trai về nói với bố mẹ  tới nhà gái hỏi tuổi người mình yêu. Nếu hợp tuổi nhau thì gia đình chàng trai trao tặng nhà cô gái đồng bạc trắng. Nhà gái dù muốn  gả con hay không thì lần xin hỏi đầu họ cũng đều từ chối nhận đồng bạc trắng ấy.
1297575215.8101.jpg
Một thời gian sau, nhà trai lại tới xin ăn hỏi lần hai, nếu ba ngày sau đó mà không thấy nhà gái đem trả đồng bạc trắng thì nhà trai biết chắc họ đã đồng ý gả con cho nhà mình. Gia đình chàng trai chọn ngày lành tháng tốt mang lễ vật tới nhà cô gái .
Sau lễ ăn hỏi chính thức, cô dâu tương lai được gia đình tạo điều kiện  thời gian nhàn rỗi trong một năm để dệt may, thêu thùa hai bộ quần áo cưới từ số vải và chỉ thêu do nhà trai đưa tới hôm lễ ăn hỏi chính thức.
1297575218.0258.jpg
Nổi bật nhất trong đám cưới của người Dao Ðỏ là trang phục của cô dâu với chiếc khăn đỏ lớn trùm  lên chiếc mũ đỏ màu cờ, đính nhiều nụ hoa tết từ len đỏ, cài xen những  chiếc lắc đồng xinh xinh. Mũ áo của cô dâu người Dao Ðỏ là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo về sắc màu sắc và sự tinh xảo trong từng đường thêu hoa văn thổ cẩm truyền thống.
1297575220.4998.jpg
Ðã có khá nhiều tác phẩm văn học - nghệ thuật mô tả vẻ đẹp hiếm có của trang phục phụ nữ Dao Ðỏ. Ðặc biệt là phong tục mời cưới của họ thay thiếp mời hồng bằng giấy là hai đồng tiền xu bằng kẽm cổ truyền (là biểu tượng gắn bó cả đời giữa cô dâu và chú rể).
Người được mời dự cưới phải trả lại hai đồng tiền xu trên khi đi dự cưới và mừng cô dâu chú rể đồng tiền giấy (giống nhau về giá trị và giống nhau cả về hình thức, đựng trong phong bì kín).
4. Cùng họ không được phép lấy nhau
Người dân tộc Mông ở Tây Bắc dù mang họ gì ví dụ họ Giàng, họ Tráng, họ Thào, họ Cư, họ Má, họ Lừu... trai gái yêu nhau mà phát hiện ra cùng có họ giống nhau, dù họ xa bao nhiêu đời đi nữa, cũng không được phép lấy nhau.
1297575222.4085.jpg
Theo quan niệm truyền thống của người Mông, đã cùng mang tên họ giống nhau thì đều coi là có chung tổ tiên, coi nhau như họ hàng. Ngoài ra, ở nhiều nơi, chú rể người Mông còn thực hiện một phong tục đặc biệt: sáng mồng Một Tết Nguyên đán, phải tự nguyện làm tất cả mọi việc cho gia đình, từ nấu cỗ cho đến rửa bát...
Sau đó, khách quý đến chơi nhà, người vợ chủ động làm cơm mời khách, chồng và khách uống rượu càng say thì người vợ càng vui vì được coi là người hiếu khách và rất yêu quý chồng. Thế mới có chuyện có ông chồng đêm đến lấy váy thổ cẩm mới mua của vợ đắp cho bạn ngủ sau tiệc rượu khuya, mà người vợ vẫn không phàn nàn gì.
1297575224.629.jpg
Bên cạnh đó, người Mông còn có tục bắt vợ. Khi đôi trai gái đồng ý cưới nhau, chàng trai sẽ báo trước cho người yêu biết ngày và nơi mà cô sẽ bị “bắt”. Theo tục lệ “bắt vợ” này, người con gái sẽ được đưa về nhà người yêu như một “tù nhân”.
Sau 3 ngày bị “bắt”, nếu cô gái không trốn khỏi nhà trai có nghĩa là cô đã đồng ý cưới chàng trai. Sau đó, cha mẹ chàng trai nhờ ông mối chọn ngày lành tháng tốt làm lễ cưới. Cô gái được trở về nhà để chuẩn bị tư trang và váy áo cho đám cưới.
Đôi khi, thêm một lần thử thách người yêu, cô gái Mông lại yêu cầu người yêu “bắt” cô ngay tại nhà vào giữa đêm – việc này không phải là dễ vì lúc này trong nhà thường có đầy đủ mọi người. Để giúp người yêu, cô gái thường để ngỏ cửa sau.
Khi bị “bắt”, cô gái có thể sẽ hoảng sợ, kêu thật to, đánh thức cả nhà. Nếu chàng trai kéo được cô thật nhanh ra khỏi nhà thì càng chứng tỏ chàng trai của cô là người dũng cảm và mạnh mẽ.
Nhiều chàng trai Mông muốn mang hạnh phúc bất ngờ cho người yêu. Họ đến “bắt” mà không báo trước, lại còn giả làm người lạ để cô gái không nhận ra ngay từ đầu. Nhưng sau đó, cô gái sẽ vô cùng hạnh phúc khi nhận ra người yêu. Cũng có trường hợp, cô gái đã biết trước nên tách ra khỏi bạn bè, ở nơi vắng vẻ để việc bị “bắt” được... thuận tiện.
5. Cưới vợ sau 3 năm ở rể
Với người dân tộc Thái, khi chàng trai muốn cưới cô gái, anh ta thường rủ bạn bè mang những chiếc khèn đến diễn tấu dưới cửa sổ nhà sàn các cô gái. Qua thời gian tìm hiểu, chàng trai nào chọn được người yêu rồi sẽ nói với cha mẹ để lo chuyện hôn nhân.
1297575226.8301.jpg
Theo tục lệ cũ, người con trai phải đến ở nhà người con gái trong 3 tháng trước khi làm lễ cưới chính thức. Anh ta chỉ được phép ở gian đầu nhà sàn dành cho khách nam giới và chỉ được phép mang theo một con dao để làm việc.
Sau thời gian “thử thách” 3 tháng, nếu được bố mẹ vợ tương lai ưng ý, chàng trai sẽ trở về nhà báo cho bố mẹ mình biết. Lần này, anh ta mới được mang tư trang của mình đến nhà gái và ở đó suốt 3 năm.
Lễ thành hôn chính thức chỉ được tiến hành sau 3 năm. Sau 3 năm đó, nếu đồng ý lấy chàng trai, cô gái sẽ búi tóc bằng trâm cài đầu và cái độn tóc giả do gia đình nhà trai mang đến. Cô gái nào không muốn cưới chàng trai sau 3 năm đó sẽ phản kháng bằng cách tự cắt tóc mình.
Sau lễ cưới, chú rể sẽ tiếp tục ở nhà gái từ một đến mười năm và chỉ được phép đưa vợ về nhà mình sau một nghi lễ đưa dâu long trọng. Lần này, nàng dâu phải chuẩn bị nhiều quà biếu gia đình bên chồng như tấm áo khoác thật đẹp cho mẹ chồng, một bộ quần áo thật đẹp biếu bố chồng và những tấm khăn piêu biếu cô bác bên chồng.
Nguồn: Giadinh.vn

Nhẫn cưới từ các nền văn hóa


Nhẫn cưới không đơn thuần chỉ là một cặp nhẫn bằng vàng mà các cặp uyên ương trao cho nhau mà chúng có những ý nghĩa khá thiêng liêng. Trước hết “cặp vòng tròn” hoàn hảo ấy luôn được coi là biểu tượng của một tình yêu bất diệt. Nhưng với mỗi kiểu cách hay chi tiết khác nhau của mỗi nền văn hóa lại mang một ý nghĩa khác biệt nhau nữa. Chẳng hạn, theo truyền thống của người Ấn Độ thì người phụ nữ có chống sẽ đeo nhẫn ở ngón chân cái chứ không đeo nhẫn ở ngón áp út.
nhan-cuoi-tu-cac-nen-van-hoa.jpg
Nhẫn chạm khắc của người Hawaii.
Những đôi tân hôn người Hawaii thường trao cho nhau những cặp nhẫn được chạm khắc tên của cô dâu chú rể trên đó. Những ký tự được trạm khắc thường có kết cấu khá tinh vi, được thiết kế bằng chữ cổ và cũng thường được chạm màu tối để nổi bật trên nền bằng vàng của cặp nhẫn.
Nhẫn Claddagh của người Ai-len.
Đặc điểm chi tiết của chiếc nhẫn Claddagh là một trái tim đội vương miện bên trên và có hai bàn tay đỡ hai bên sườn trái tim đó. Theo người Ai-len thì chiếc nhẫn là biêu tượng cho tình yêu, lòng trung thành và cả tình bạn. Cô dâu chú rể trao cho nhau chiếc nhẫn Claddagh trong ngày cưới và họ có thể đeo chiếc nhẫn này đảo chiều xuôi hoặc ngược đều được và tất nhiên cũng có thể đeo ở tay trái hoặc tay phải.
Nhẫn “ba ngôi” của người Nga.
Những người theo đạo chính thống ở Nga thường tôn vinh những chiếc nhẫn “ba ngôi”. Những cặp nhẫn này được thiết kế với ba vòng nhẫn xoắn lại với nhau và có cùng chất liệu nhưng có ba màu khác nhau. 3 vòng của chiếc nhấn là biểu trưng cho sự trung thực, lòng trung thành và cả sự lãng mạn trong tình yêu.
Nhẫn Puzzle Thổ Nhĩ Kỳ.
Chiếc nhẫn Puzzle này có lịch sử phát triển khoảng 2000 năm trước đây và nó có một truyền thuyết liên quan đến việc một anh chàng Thổ Nhĩ Kỳ nào đó muốn thử lòng trung thành của vợ mình. Chiếc nhẫn này có kết cấu mặt giống như hình của nhiều sợi dây bện lại và tạo nên một tác phẩm đầy tính sáng tạo làm minh chứng cho tình yêu.
Nhẫn Bichiya Ấn Độ.
Những người phụ nữ đã có chồng người Ấn Độ thường đeo một chiếc nhẫn ở ngón chân cái của họ và chúng có tên gọi là Bichiya. Trước đây, Bichiya không nhất thiết phải được làm bằng vàng nhưng hiện nay bichiya được làm khá nhiều bằng vàng hoặc kim cương.
Đeo nhẫn cưới tay nào?
Người Hy Lạp cổ đại cho rằng nên đeo nhẫn cưới ở ngón tay áp út bên trái vì họ tin rằng ngón tay này nằm trên “đường giao” đến trái tim con người. Người La Mã gọi đó là “vena amouris” hay còn có nghĩa là nguồn mạch tình yêu. Tuy nhiên có nhiều nền văn hóa lại không coi trọng việc đeo nhẫn cưới tay trái hay tay phải. Lại có những phong tục của một số dân tộc khác lại quy định đeo nhẫn cưới tay phải vì bên phải tượng trưng cho sự ngay thẳng, đạo đức và công bằng.
Dù bạn có đeo nhẫn tay trái hay tay phải, dù chiếc nhẫn đó là vàng hay không hoặc chiếc nhấn đó như thế nào thì điều quan trọng nhất mà bạn cần biết đó là, chiếc nhẫn là biểu tượng cho tình yêu cũng như sự nhẫn nhục trong cuộc sống hôn nhân của hai người.
Theo: Socola.vn

PHAN THIẾT & MŨI KÊ GÀ

































Lễ cưới của dân tộc M’nông Preh ở Tây Nguyên


Lễ cưới của dân tộc M’nông Preh là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian mang đậm bản sắc riêng biệt của người M’nông. Phong tục hôn nhân của người M’nông Preh gồm mấy bước: Lễ ngỏ lời, Lễ dạm hỏi, Lễ cưới.
Khi chàng trai tìm được cô gái vừa ý, chàng tặng cô gái một cái lược, một chuỗi hạt hoặc một vòng đeo tay để làm tin. Sau đó, chàng trai về thông báo với bố mẹ và xin ý kiến. Nếu đồng ý, bố mẹ chàng trai sẽ nhờ ông mối mang lễ vật đến nhà gái. Lễ vật gồm: một con gà, một con dao và ống măng chua. Khi nhà gái bằng lòng, ông mối sẽ thay mặt nhà trai bàn bạc với nhà gái về Lễ dạm hỏi.
Đến ngày đã định, nhà trai cử một người già có uy tín cùng một số trai tráng khỏe mạnh mang lễ vật đến nhà gái. Tùy từng nơi, từng gia đình mà sính lễ khác nhau. Lễ chính gồm: một con trâu hoặc lợn, một gùi măng chua và da trâu mối, một ché rượu cần nhỏ. Nhà gái cử một vị cao tuổi nhận lễ vật rồi bày lên chiếc chiếu hoa ở giữa nhà để cúng Giàng xin làm Lễ dạm hỏi. Xong xuôi hai bên nhà trai, nhà gái mới tiến hành bàn bạc, chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới.
taynguyen1.jpg
Lễ cưới sẽ được tổ chức ba ngày liền ở nhà gái. Hôn lễ được mở đầu bằng việc nhà gái đem biếu nhà trai mỗi người một bát gạo đầy,  tượng trưng ý nguyện cầu mong cuộc sống họ luôn luôn no đủ. Mỗi bát gạo tương đương một ché rượu mà nhà trai tặng nhà gái. Ông mối sẽ đóng luôn vai trò người làm chủ hôn. Ông dẫn đôi uyên ương đến bên cột nhà chính. Hai người làm chứng đại diện cho hai họ cầm chiếc khăn buộc vào cột nhà. Chủ lễ cầm tay đôi vợ chồng trẻ nắm vào chiếc khăn, ý nói tình cảm hai người đã được buộc chặt, luôn gắn bó bên nhau. Sau đó chủ lễ dặn dò chú rể, cô dâu về đạo vợ chồng và trách nhiệm của mỗi người đối với cha mẹ, gia đình họ hàng. Tiếp sau đó là người làm chứng, họ xúc cho hai vợ chồng mỗi người ba muỗng cơm và cũng được đôi vợ chồng phúc đáp lại.  Sau nghi thức này, ông mối đưa cần rượu để hai vợ chồng trẻ uống đầu tiên mở màn cho lễ uống rượu mừng ngày cưới. Những ché rượu được cột sẵn ở cột buộc ché rượu theo hàng dọc giữa nhà. Mọi người cùng uống rượu, ca hát,  nhảy múa theo nhịp cồng chiêng rộn rã suốt ngày đêm. Những người đến dự đám cưới mang theo rượu, thuốc lá, gạo nếp...góp vào ngày vui của gia chủ. Lễ cưới còn là dịp để các chàng trai, cô gái tìm hiểu nhau. Sau lễ cưới còn có lễ rước rể vào ngày hôm sau. Cưới xong đôi vợ chồng trẻ phải ở trong nhà bảy ngày, không được ra khỏi nhà tránh gặp mặt người lạ. Hết thời gian kiêng cử, họ trở về nhà trai bảy ngày, sau đó về bên nhà gái ở trọn đời.
Nguồn:hanhphuc.vn

White Palace Sài gòn